Pair of Vintage Old School Fru
tin nhắn
wap doc truyen - wap doc truyen hay - wap doc truyen hot - wap truyen cho mobi - doc truyen tren mobi.

>> » » Nàng dâu âm phủ
àng dâu âm phủ
Nói tới Hai Lân thì cả làng không ai là không biết. Chỉ cần nghe tiếng bước chân nặng nề, khi đi, khi chạy là người ta đã nói đúng phóc người đó là ai. Bởi Hai Lân tuy còn trẻ, dáng người mảnh khảnh, nhưng có bước chân nặng, lóc chóc đến khó tin.

Nhà Lân nghèo, cha mẹ già lại chỉ có mỗi Lân là con, nên dẫu thấy Lân suốt ngày cứ đi lêu lỏng, chẳng chịu làm việc gì, họ cũng chỉ biết lắc đầu than thở một mình, chớ chẳng nỡ trách mắng.

Có người cắc cớ hỏi Hai Lân:

- Sao mày không lấy vợ, để vợ nó đỡ đần cho bà mẹ tuổi gần đất xa trời?

Thì chỉ nhận được ở Hai Lân một nụ cười hiền lành và câu trả lời tội nghiệp:

- Có ai chịu đâu mà cưới.

Cũng có lần Hai Lân nói đùa:

- Nếu cô nào chịu về nuôi tui thì tui lấy liền!

“Có ma nó nuôi!” Đó là câu nói của hầu hết con gái trong làng khi nghe câu nói đùa của Hai Lân. Họ còn nguyền rủa:

- Thằng đó có ngày chết bờ chết bụi để rồi ma quỷ nó đưa về nuôi!

Kể ra cũng tội cho Hai Lân. Thuở nhỏ anh ta cũng được ông bà Hai Mộc cho đến trường. Cũng học hành giỏi dang, chữ nghĩa đủ dùng, nếu không muốn nói là còn khá hơn nhiều con nhà giàu trong vùng. Chỉ có điều là do nhà nghèo, nên đang học lên cấp cao hơn thì Hai Lân phải bỏ ngang. Bởi vậy, tuy lêu bêu, không việc làm, không có sự nghiệp, nhưng Hai Lân không bao giờ làm gì bậy bạ. Anh sống có nghĩa có tình với làng xóm, nên tuy không trọng anh, nhưng mọi người vẫn không có gì để khinh rẻ.

Bỗng một hôm Hai Lân nói nghiêm túc với mẹ:

- Con đi tìm vợ đây!

Bà Mộc vốn đã quen kiểu nói chuyện tưng tửng của con, nên nghe xong bà vẫn không thèm để ý. Mãi đến lúc thấy Hai Lân mặc áo mới đi ra thì ngạc nhiên hỏi:

- Mày đi đâu?

Hai Lân đáp tỉnh bơ:

- Đi kiếm vợ!

Ông Hai Mộc đang nằm ngủ nghe vậy cũng phải bật dậy:

- Chắc có con vợ hư của ai đó ném bãi rác, nó đi tìm để nhặt về đó!

Hai Lân chẳng nói chẳng rằng, cứ cắm cổ đi một hơi. Bà Mộc gọi với theo:

- Nhớ chiều về ăn cơm rồi còn đi chùa với tui đó!

Ông Hai Lân lắc đầu ngao ngán:

- Nói chơi vậy chớ nếu nó nhặt được con vợ hư bỏ đi của ai đó đem về, thì tui với bà cũng còn có hy vọng kiếm được đứa cháu nội! Hơn là vô vọng mãi như thế này…

Trong khi đó Hai Lân đi bộ khá xa, đến tận đầu làng. Nơi anh chàng ghé lại chính là cơ dinh của ông đại gia giàu nhất làng Dương Sơn. Nơi đó đang có một đám cưới đang cử hành!

Vốn không quen biết gia chủ, lại cũng không phải khách mời, mà còn ăn mặc lôi thôi nữa, nên khi vừa bước vô tới cổng đã bị mấy con chó giữ nhà ào ra sủa dữ dội. Nhưng thay vì sợ hãi, Hai Lân lại cứ tỉnh queo bước sâu vào sân. Một người ra dáng là quản gia, bước chận ngang mặt Hai Lân, hất hàm hỏi:

- Chú mày đi đâu? Bộ muốn chôm chỉa gì trong này phải không? Khôn hồn thì đi ra, không tao cho gông đầu lại bây giờ!

Hai Lân vẫn không ngán:

- Bộ đám cưới đón khách kiểu này hả?

Một bà lớn tuổi có lẽ sợ huyên náo ảnh hưởng tới bữa tiệc, vội bước tới nhỏ nhẹ hỏi:

- Cậu là khách của đàng trai hay đàng gái?

- Cả hai đàng! Nhất là cô dâu!

Vốn cô dâu Thiên Hương trước khi lấy chồng đã có nhiều sự giao du thoải mái, nên bà nọ không nghi ngờ lắm lời nói của Hai Lân, bà ta nói khẽ với gã kia:

- Cũng không chừng nó thuộc đám bạn của con Thiên Hương lúc đi học. Hay là cứ để nó vô đại đi. Con Thiên Hương mà biết mình ngăn cản bạn nó thì phiền hà lắm, ông bà chủ đang muốn xoa dịu nó…

Tay quản gia chỉ cho Hai Lân tới khu vực bàn dành cho khách nghèo của hai họ, một khu vực mà trong các đám cưới lớn cô dâu chú rể ít khi tới nơi chào hỏi.

Không quan tâm tới tiểu tiết đó, Hai Lân vô tư tới ngồi vào một bàn toàn người lạ. Cũng may cho anh ta, trong bàn hầu hết là những người lớn tuổi, có họ hàng xa với cô dâu hoặc chú rể, nên họ cũng không để ý chuyện ăn mặc xuềnh xoàng của Hai Lân. Đúng là đám cưới nhà đại gia có khác! Nguyên cả ngôi nhà đồ sộ, với khu sân vườn rộng thênh thang mà góc nào cũng kê bàn ghế, vậy mà khách còn khó kiếm chỗ trống để ngồi.

Mấy người bàn tán chuyện với nhau, có người nói:

- Con Thiên Hương chưa chịu lấy chồng, bị ba má nó bắt ép nên tưởng đâu đám cưới này không thành rồi.

Một người khác, chừng như là có họ hàng với đàng trai nên giọng điệu hơi bênh bên họ mình:

- Cô dâu này mà được về làm dâu bên nhà đó thì trúng số!

Người bên đàng gái thì không chịu:

- Bộ nhà này không giàu nhứt xứ này sao, cần gì của cải của ai!

Cuộc cãi vã sắp căng thì người ngồi bên cạnh Hai Lân tìm cách lái câu chuyện sang hướng khác, bà ta hỏi lớn:

- Cậu có gia đình chưa?

Hiểu ý bà ta, Hai Lân cũng đáp to, át cả lời đôi co của hai người kia:

- Dạ chưa, bởi chưa gặp người ưng ý. Mà cũng tại cháu, lâu nay ít đi ra ngoài, ít tới những chỗ đông người. Ông bà ta vẫn nói mà, trai khôn tìm vợ chợ đông mà…

Nghe cách nói chuyện ngồ ngộ của Hai Lân, mọi người quay sang anh bắt chuyện:

- Vậy bữa nay tới chốn “chợ đông” này, chắc cậu tìm được vợ?

Hai Lân cười tươi:

- Chắc là vậy! Tui đang tìm…

Nhờ Hai Lân mà không khí trong bàn trở lại thoải mái, vui vẻ hơn. Lát sau, một người nói:

- Đã chấm được ai chưa cậu gì đây…

Hai Lân vẫn giữ nụ cười thân thiện:

- Dạ vẫn chưa. Nhưng cũng sắp rồi. Linh tính báo cho cháu biết như vậy…

Cô dâu chú rể đang tới từng bàn chào hai họ. Phải mất hơn nửa tiếng sau họ mới tới gần khu “nhà nghèo”, một người nói vui:

- Khu vực của mình đời nào được tới chào. Bởi họ biết có chào thì tiền mừng cũng chẳng được bao nhiêu!

Câu nói gây sốc, nhưng lúc này không ai lên tiếng phản đối. Đột nhiên cô dâu chú rể hướng về bàn của Hai Lân đang ngồi, mà người chủ động là cô dâu, nàng ta gần như lôi chàng rể đi!

Một người thân với gia đình cô dâu lên tiếng:

- Con nhỏ vậy mà được. Nó tới chào mình đó!

Chợt đôi mắt Hai Lân sáng lên, anh ta lẩm bẩm:

- Đúng là nàng rồi! Đúng là nàng…

Bà ngồi cạnh hỏi nhỏ:

- Cậu tìm được người ưng ý rồi hả?

Hai Lân đáp liền:

- Được rồi!

- Mừng cho cậu! Nhưng là ai vậy, chỉ tui coi được hôn?

Hai Lân không ngại, đưa tay chỉ thẳng vào cô dâu:

- Nàng đây!

Lúc ấy cô dâu đã buông tay chú rể ra, ào tới ôm chầm lấy Hai Lân, trước sự bàng hoàng của đám đông! Dĩ nhiên là vợ chồng chủ gia đã kịp can thiệp, họ kéo tay Thiên Hương ra và sừng sộ với Hai Lân:

- Thằng này là ai vậy?

Hai Lân chưa kịp đáp thì cô dâu một lần nữa nhào tới đứng chận ngang trước mặt cha mẹ:

- Đây mới chính là người con yêu! Ba má mà cản thì con cắn lưỡi chết liền cho coi!

Cô le lưỡi ra đặt giữa hai hàm răng như sắp cắn, khiến cho bà Chủ Lụa phải kêu lên:

- Đừng ép nó. Để tui…

Bà xuống giọng với con gái:

- Có chuyện gì thì con từ từ nói với má. Sao lại làm như vầy hả Thiên Hương. Con có biết thằng này là ai đâu, tại sao…

Bà nói chưa dứt lời thì cô nàng đã quay lại ôm Hai Lân lần nữa:

- Đây mới chính là nhân duyên của con. Cái đám cưới này là thứ mà con bị ép buộc phải lấy, con không đời nào chịu làm vợ anh ta đâu ba má đừng ép!

Chú rể nãy giờ ngỡ ngàng, bấy giờ mới lên tiếng:

- Em điên rồi phải không Thiên Hương! Anh đây mới là chồng em…

Anh ta vừa nói vừa xông tới đấm thẳng vào mặt Hai Lân. Do quá bất ngờ, Hai Lân không hề né kịp, anh chờ để lãnh trọn cú đấm, thì… thật bất ngờ, mọi người nghe một tiếng thét lớn, rồi cô dâu ngã xuống với máu chảy ra từ khóe miệng! Thì ra cú đấm vừa rồi đã rơi thẳng vào mặt Thiên Hương, bởi cô nàng đã đưa má ra lãnh thay cho Hai Lân!

- Trời ơi, chết con tôi!

Bà chủ Lụa cúi xuống ôm con, vừa tru tréo:

- Sao mày đánh nó!

Bà đỡ con dậy, Thiên Hương mở mắt ra, nhìn trừng trừng vào chú rể:

- Mày nhớ nghe! Cú đấm này mày phải trả giá! Tao dứt khoát không lấy mày!

Vừa nói nàng ta vừa vùng dậy, phóng chạy ra ngoài trước sự ngơ ngác của thực khách! Hai Lân cũng lao theo:

- Cô… cô gì ơi! Cô Thiên Hương ơi!

Bóng họ mất hút trong bóng đêm…

Vợ chồng nghiệp chủ Trần Văn Lụa sững sờ rồi sau đó sượng sùng khi mọi quan khách đều nhìn vào họ như để chờ câu trả lời. Nhưng biết nói sao cho phải đây? Nghiệp chủ Lụa lắp bắp:

- Tụi nó… tụi nó điên hết rồi!

Chú rể Tấn Đạt sau một lúc sượng mặt, vội nói giọng yếu xìu:

- Con xin lỗi ba má, thật ra con không muốn làm như vậy. Người mà con nhắm đánh là thằng khốn nạn đó!

Bà chủ Lụa rên rỉ:

- Con có biết là ba má đã tốn bao công sức để dụ nó về và gả cho mày không? Nó đã phản đối bằng cách bỏ nhà đi cả tháng trời, rồi còn uống thuốc độc tự tử nữa, may mà người ta cứu kịp. Khi nó về nhà chính má là người năn nỉ nó suốt mấy đêm liền nó mới chịu thuận tình cho cử hành hôn lễ. Chuyện hồi nãy đúng ra con phải bình tĩnh, nhỏ nhẹ với nó, cộng với sự khuyên lơn của má, chớ đâu nên làm mạnh tay như vậy. Con nhỏ tánh tình ương ngạnh, không dễ để nó tha thứ cho chuyện vừa xảy ra đâu!

Ông chủ Lụa giục gia nhân đuổi theo. Nhưng sau một hồi rất lâu, bọn họ trở về báo lại:

- Dạ, cô chủ đã chạy đằng nào tụi con không tìm thấy.

Đám cưới trở thành một đám giặc. Do nhà trai bắt lỗi chuyện vừa rồi. Sui gia bên trai là một người có thế lực trong thương trường, sự giàu có còn trùm hơn cả nhà chủ Lụa, nên mụ vợ nhà đó lớn tiếng sỉ vả:

- Tưởng con gái mấy người quý lắm sao mà làm nhục con trai tôi! Để rồi coi đứa nào phải lạy đứa nào để xin lỗi! Đi về tụi bây!

Bọn họ rùn rùn bỏ ra về. Các thực khách khác thấy vậy cũng kéo về theo. Những bàn tiệc cỗ cưới mới ăn được vài món, còn bỏ lại ê hề…

Vợ chồng chủ nhà thẫn thờ như kẻ mất hồn… Nhất là bà chủ Lụa, khi bà chợt nhớ lại tánh mạng con gái mình, bà hốt hoảng gào lên:

- Đem xe ra cho tao đi kiếm con Thiên Hương coi! Nhanh lên!

Hình ảnh một Thiên Hương quá quẫn bách nhảy xuống dòng sông nào đó, hay thậm chí lao đầu vào xe đang chạy là điều có thể xảy ra lắm!

- Dạ thưa bà, xe đã chuẩn bị xong rồi.

Bà vụt chạy ra xe, ông chủ Lụa định chạy theo thì bị bà nạt ngang:

- Ông đi làm gì cho rối thêm! Ông ở nhà đó mà đi lạy lục thằng bạn làm ăn của ông, nó mới chửi ông như chửi chó đó chưa đã sao!

Tuổi già trên bảy mươi của ông, lăn lộn thương trường cũng lắm điều trái ngang, nhục nhã, nhưng chưa bao giờ Lụa bị một vố đau điếng, sỉ nhục như thế này. Ông nuốt nhục, chịu đựng một mình bây giờ cũng chỉ vì tự ông gây ra. Việc bắt ép con gái lấy người nó không yêu là bởi ông cần vay bên sui gia một số tiền lớn để kinh doanh, bởi thế họ mới coi thường ông, con gái nó hận ông…

Bà chủ Lụa lắng nghe người nọ kể:

- Cô Hai có ghé đây ở chơi nửa buổi rồi đi, tui có giữ lại nhưng cô không nghe. Mà lạ lắm, lúc đi tui thấy cô ấy khóc!

- Nó đi với ai chị có biết không?

- Làm gì có ai, cổ đi một mình. Đích thân cổ lái chiếc xe hơi màu đen xì, mà chạy lẹ lắm, suýt chút nữa là đụng gãy hàng rào nhà kế bên rồi!

Bà chủ Lụa nhẹ lắc đầu:

- Cái con này, tối qua tới giờ có ăn uống gì đâu, lại uống rượu nữa, mà lái xe kiểu đó…

Người phụ nữ tên gọi là dì Xinh, vốn bà con xa với bà chủ, hỏi lại:

- Chị mới nói hôm qua mà hôm qua nào? Cô Thiên Hương đâu có ghé đây hôm qua. Tui nói là nói cách đây hơn một tháng. Hôm ấy cổ ghé qua rồi đi, tới nay đâu có trở lại.

Bà chủ Lụa thất vọng:

- Vậy mà tui tưởng dì nói nó mới ghé.

Bà thở dài thườn thượt rồi lên xe đi tiếp, dặn với lại:

- Nếu nó có ghé lại đây lần nữa thì dì làm ơn giữ lại dùm, rồi báo liền cho tôi hay. Tốt nhất là dì biểu ai đó trong nhà xì bánh xe để nó không chạy được, như vậy mới giữ nó được.

Bà bảo tài xế:

- Chạy lẹ lẹ lên Trung Lương, tui ghé nhà người quen nữa, may ra nó có ghé lại đó.

Xe vừa vọt đi thì người ở nhà bên cạnh chạy ra đưa tay ngoắc:

- Bà chủ! Bà chủ!

Tài xế ngừng lại, bà chủ Lụa chưa kịp hỏi thì chú nói:

- Cô gì lái chiếc xe màu đen thỉnh thoảng có ghé đây chơi, là cái gì của bà chủ? Tui là Tư Há, tui có chuyện này muốn hỏi bà…

Bà chủ Lụa đáp:

- Nó là con gái tôi. Nghe nói hôm trước nó xém đụng ngã hàng rào của chú, vậy mà có sao không?

- Dạ không sao. Nhưng sau đó bộ bà không hay chuyện gì về cô ấy?

Bà chủ Lụa ngạc nhiên:

- Bộ nó đụng ai nữa phải không?

- Dạ cũng không. Không đụng vào ai, nhưng đụng vô lan can cầu!

Câu nói của anh ta khiến bà chủ Lụa phải mở cửa xe bước xuống, hốt hoảng hỏi:

- Đụng vô cầu nào? Sao tôi không nghe nó nói gì hết. Con thiệt tệ…

Lại đến phiên người đàn ông kia kinh ngạc:

- Bà nói cô ấy còn… còn… sống?

- Kìa chú! Chú nói…

Bà chủ Lụa thất thần, hỏi tiếng được tiếng mất:

- Chú… chú nói… chú nói… con tôi thế nào? Thì nó… còn sống chớ có chuyện gì…

Người nọ lẩm bẩm:

- Sao kỳ vậy… sao lại có chuyện…

Bà chủ Lụa vẫn còn run:

- Chú nói vậy là sao? Con tôi…

Ông ta quay vào nhà mình, kêu lớn:

- Sáu à, con ra đây ba biểu!

Người được gọi là Sáu, tên là Sáu Đời, từ trong nhà chạy ra ngay.

- Con nói cho bà chủ đây nghe chuyện cô gái lái chiếc xe đen bữa trước đụng gãy lan can cầu rồi rớt xuống sông ra sao?

Anh chàng tuổi cỡ mười lăm mười sáu, khá lanh lợi kể:

- Hôm đó cháu đi trên chợ về, vừa ngang cầu Rạch Gò thì đúng lúc chiếc xe đen đó lao lên lan can, đụng mạnh vô đó và rớt luôn xuống sông! Việc rất nhanh, nhưng con còn kịp nhìn thấy người lái xe là một cô gái, mà con còn nhớ cô ấy chính là cái cô thỉnh thoảng hay ghé đây thăm bà Hai bên cạnh. Con có đứng đó xem người ta mò tìm cô ấy…

Bà chủ Lụa gần muốn xỉu tại chỗ, bà hỏi hầu như không còn nghe rõ:

- Có… có sao không?

Sáu Đời thật tình đáp:

- Dạ, cổ chết tại chỗ!

- Trời ơi!

Chỉ kêu được hai tiếng đó rồi bà ta quỵ xuống, ngất đi. Trong lúc đó bà dì Xinh ở nhà bên vừa chạy ra, bà ngạc nhiên hỏi:

- Chị ấy sao vậy?

Người đàn ông đáp:

- Bà ấy nghe con tui kể chuyện cô gái lái xe hôm đó lọt xuống sông chết, vừa nghe xong bả xỉu liền!

Dì Xinh giật bắn người:

- Ai chết?

Tư Há nhíu mày nhìn sang con, hỏi:

- Bộ từ bữa đó tới nay con chưa báo cho Dì Xinh biết?

Sáu Đời lúng túng:

- Dạ chưa… bởi vì…

Dì Xinh phải giải thích thay:

- Có lẽ nó tránh mặt tui. Số là bữa trước nó theo ghẹo con gái tui, bị tui rầy…

Tư Há ôm đầu kêu lên:

- Trời ơi, con ơi là con! Vậy mà tui tưởng nó báo cho Dì biết rồi.

Chú quay sang giục dì Xinh:

- Phải cứu tỉnh bà chủ lại thôi!

Bà chủ Lụa tỉnh lại sau một lúc được xoa dầu. Vừa mở mắt ra bà gào lên:

- Không phải! Con tôi còn sống!

Bà giục tài xế:

- Chạy ngay lên cầu gì đó…

Chừng như Sáu Đời muốn đoái công nên mau mắn:

- Để con dẫn đường cho!

Cậu ta nhảy lên xe và chỉ đường:

- Chạy khoảng hai cây số thì tới. Cây cầu đó cái lan can tới bữa nay vẫn còn chưa sửa.

Chỉ vài phút sau thì xe chạy tới đầu cầu, rõ ràng lan can cầu còn dấu gãy do bị xe đụng. Sáu Đời nói thêm:

- Chiếc xe hình như vẫn còn kẹt dưới sông chưa được vớt lên. Chỉ có xác chị ấy thì bữa đó hình như người ta đưa vô nhà làng ờ đàng kia…

Bà chủ Lụa tức tốc đi về phía nhà làng. Vì còn trong giờ làm việc nên có mặt hầu như đủ ban hương chức hội tề. Khi nghe bà hỏi vụ việc đó, một người xưng là hương hào Mỹ nói liền:

- Do đương sự không đem theo giấy tờ tùy thân, nên chúng tôi căn cứ theo chiếc lắc đeo ở tay mà biết được tên là Lý Thị Thiên Hương. Đây, ông Hương sư Phẩm còn giữ lại chiếc lắc đó làm bằng. Mời bà gặp ông Hương sư.

Bà ta khỏi hỏi, bởi Hương sư Phẩm vừa bước ra, ông đã cầm sẵn chiếc lắc vàng đưa lên hỏi:

- Bà nhận ra vật này không?

Vừa trông thấy, bà Lụa đã kêu lên:

- Của nó đây mà!

Rồi sợ họ không tin, bà nói luôn:

- Chiếc này do chính tôi đặt làm cho con gái tôi đeo hồi nó mười hai tuổi tới giờ, nặng một lượng vàng y, do tiệm vàng Ngọc Hương làm.

Hương sư Phẩm gật gù:

- Đúng rồi. Vì sợ chôn theo xác bị người tham đào bới lấy trộm, nên tui tạm giữ giùm. Do không biết người chết ở đâu, nên lâu nay tui cũng có ý đợi hoài…

Bà Lụa chết điếng trong lòng, cố hỏi rõ:

- Có thật là xác của nó, một đứa con gái phải không?

- Do ngồi trong xe, khi tai nạn xảy ra do chấn động mạnh nên đầu cô ấy có va đập vào vô lăng, bị thương chớ phần khác của thân thể thì không. Lúc liệm đem chôn tui có nhìn rõ. Mồ mả hiện nay còn ở nghĩa địa làng ở gần đây, bà có thể ra đó thăm, rồi sau đó có nhu cầu thì chúng tôi sẽ giúp bốc mộ giùm.

Những lời nói sau của ông Hương sư hầu như bà chủ Lụa không còn nghe thấy gì. Bà lảo đảo… Ở tại nghĩa địa làng bà Lụa không tiện mở nắp quan tài ra nhìn, chớ thật ra bà chưa tin hẳn trong đó là con gái mình. Mãi đến khi quan tài chuyển về nhà, bà đã bàn với chồng:

- Phải nhờ cái chỗ gì đó của Tây, người ta gọi là… là… cái gì y y đó, để họ khám nghiệm xem sao.

Ông chủ Lụa nói:

- Đó là pháp y, nhưng mà cần gì tới họ. Nó chết do tai nạn xe, chớ có phải ai giết đâu mà nghi ngờ…

Bà tru tréo lên:

- Nhưng tui thì nghi ngờ. Chết sao mới rồi nó còn về nhà làm đám cưới?

Câu nói của vợ làm cho ông chủ Lụa giật mình! Ông lẩm bẩm:

- Ờ há, sao lại có chuyện đó?

Ông hồi nhớ lại và bỗng giật mình:

- Mà cũng có thể lắm! Hôm nó trở về nhà sau thời gian bỏ đi, chẳng biết là đi đâu, bà nhớ không, nó chẳng nói rằng gì với ai hết suốt mấy ngày liền, tánh tình cũng thay đổi nhiều… Cho đến khi bà thuyết phục được nó chịu làm đám cưới với thằng Tấn Đạt. Nó như là người mất hồn… Bà Lụa thì đang nhớ chuyện khác. Bà chưa quên cái cảm giác khi chạm vào thân thể con gái lúc chuẩn bị ngày cưới:

- Tui nhớ ra rồi, thịt da nó lúc ấy sao không có hơi ấm! Tui có hỏi thì nó chỉ lắc đầu không nói, lúc ấy tui cứ nghĩ do quá đau lòng nên
Nàng dâu âm phủ
Gửi Link xem cho bạn bè:
hack kpah | Hack kpah Facebook
Chào bạn ! trangwaphay.mobie.in là wapsite cung cấp truyện hay thủ thuật game,game hay,ứng dụng hay.... miễn phí hàng đầu việt nam. Hãy truy cập thường xuyên để cập nhật mới nhất nhé..!
Tag:
>>Cùng Chuyên Mục:

http://trangwaptruyen.blogspot.com/